Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất

Home > Giải Pháp Thiết Kế Xây Dựng > Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất

Chống thấm tường nhà là công đoạn rất quan trọng. Bởi điều này giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác nhân gây hại như mưa gió do thiên nhiên gây ra. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà xuất hiện tình trạng bị ăn mòn và thấm dột. Nhất là đối với những ngôi nhà đã xây lâu năm. Tình trạng này còn xảy ra đối với những căn nhà mới xây. Vì vậy việc chống thấm tường nhà được chú trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là những khư vậy thường xuyên bị mưa lớn và ngập lụt.

Vậy bạn có từng thắc mắc “Tại sao nhà mình bị thấm dột và làm sao để khác phục tình trạng đó. Để giúp bạn giải quyết vấn đề trên, Mihico sẽ hướng dẫn cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất trong bài viết này. Mời độc giả cùng đón đọc.

Hé lộ nguyên nhân xảy ra tình trạng thấm tường nhà.

Tường bị thấm nước loang lổ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà
Tường bị thấm nước loang lổ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà

Trước khi tìm hiểu những phương pháp chống thấm tường nhà. Ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé. Có rất nhiều nguyên nhân tường nhà bị thấm nước. Làm giảm tính thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Dưới đây là những nguyên nhân chính:

Tường nhà dễ bị thấm nước rãnh mái, bị gãy nứt
Tường nhà dễ bị thấm nước rãnh mái, bị gãy nứt
  • Tường nhà dễ bị thấm nước có thể do vị trí các đường thoát sàn, hộp kỹ thuật, khe nối tường, rãnh mái, bị gãy nứt… Khiến cho nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới tỏa ra qua các vết chân chim, vết nứt trần. Các mao mạch rỗng thấm dần vào trong tường nhà. Ngoài ra, tường bị ngấm nước sẽ khiến cho lớp sơn nhanh bị mục và hình thành các vết đốm, loang lổ.
  • Nước có thể ở sàn nhà vệ sinh (đường ống thoát nước) bị rò rỉ thoát ra ngoài. Nước sẽ ngấm dần từ sàn lan lên tường, lâu ngày có thể dẫn đến bị nứt tường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dẫn đến tường bị thấm nước.
  • Tường nhà bị nứt cổ trần cũng rất dễ bị tường thấm nước trên diện rộng.
  • Sử dụng những vật liệu kém chất lượng. Hoặc thi công ẩu.
  • Do ở khu vực thường xuyên xảy ra mưa lớn, hay ngập lụt khi cho tường không chịu được khiến cho tường bên ngoài không chịu được.
  • Những ngôi nhà đã quá cũ.
Trần nhà bị loang lổ trên diện rộng

Phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả.

Sau khi tìm được nguyên nhân ngôi nhà bị thấm nước rồi. Mời bạn cùng tham khảo những giải pháp nhằm khắc phục, chống thấm tường nhà ngay nhé. Những phương pháp mà Mihico chia sẻ dưới đây sẽ được áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Tường nhà bị nứt cổ trần cũng rất dễ bị tường thấm nước
Tường nhà bị nứt cổ trần cũng rất dễ bị tường thấm nước

Chống thấm cho tường nhà đã cũ.

Để chống thấm cho tường nhà đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng, một các hiệu quả nhất. Ta cần tiến hành qua 4 bước dưới đây:

– Bước 1:  Lấy dao hay một sộ vật dụng khác và cạo sạch lớp tường đã bị bong. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ khu vực tường bị thấm nước(thường có rong rêu bám lên).

– Bước 2: Tìm kiếm các vết nứt lớn do kết cấu hệ thống xây dựng co dẫn ngày gây ra.

– Bước 3: Có thể dùng dùng hồ vữa để trám vào các vết nứt đó đối với tường nội thất. Còn đối với bức tường ngoại thất thì phải sử dụng bột chuyên dụng. Để tránh bị tác động bởi các yếu tố gây hại ngoài môi trường.

– Bước 4: Cuối cùng, ta sẽ xử lý bằng sơn chống thấm chuyên dụng. Ở bước này cần làm sạch bức tường, sau khi đã xử lý xong bước 3. Ta sẽ tiến hành phủ 1 đến 2 lớp sơn chống thấm, tùy vào hiện trạng thực tế của bức tường đó. Và cần đảm bảo độ ẩm của tường nhỏ hơn 17%.

Cạo lớp rong rêu trên trên tường để khắc phục bằng sơn chuyên dụng
Cạo lớp rong rêu trên trên tường để khắc phục bằng sơn chuyên dụng

Chống thấm nước cho tường nhà mới xây.

Đối với tường nhà mới xây, thì có rất nhiều phương pháp để chống thấm hiệu quả như sau:

+ Các bức tường của ngôi nhà cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thi công. Phát hiện các vết nứt, lỗ hổng và các khu vực vữa yếu.

+ Đối với các vết nứt và lỗ thủng, phải tạo lỗ hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5-2cm.

+ Đối với những chỗ vữa yếu hoặc trũng cần đục và bịt kín bằng vật liệu chống thấm.

+ Bịt kín bằng vật liệu chống thấm như: Sử dụng các loại phụ gia chống thấm hỗn hợp bê tông, thanh trương nở…

Trần nhà bong sơn loang lổ do ngấm nước bị ẩm
Trần nhà bong sơn loang lổ do ngấm nước bị ẩm

+ Sử dụng sơn có những tính năng chống thấm cao. Để giúp mang lại khả năng chống thấm cho cả bên trong và bên ngoài ngôi nhà.

+ Sử dụng xi măng có độ kết dính và độ che phủ cao. Khi quét lên tường, khả năng chống thấm sẽ càng được nâng cao.

+ Hoặc có thể sử dụng các loại phụ gia chống thấm khác để tăng khả năng bong tróc, thấm dột trong quá trình thi công.

 Đối với các vết nứt và lỗ thủng, phải tạo lỗ hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5-2cm
Đối với các vết nứt và lỗ thủng, phải tạo lỗ hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5-2cm

Chống thấm đối với tường nhà liền kề.

Giữa hai bức tường giáp ranh giữa hai ngôi nhà thường sẽ có một khe hở nhỏ là ranh giới. Tuy nhiên điều này lại khiến cho nước mưa có thể chảy vào và ngấm vào tường. Vậy làm sao để tránh trường hợp này, phương pháp xử lý đơn giản nhất đó là. Sử dụng vật liệu tôn, sau đó bạn cần đo vị trí liên kết giữa hai bức tường là bao nhiêu. Ta sẽ cắt một tấm mỏng, cố định bằng đinh vít. Sau cùng, dùng silica gel để chống thấm nước. Keo dính vào mép tường sắt và bê tông, khi nước mưa chảy trên tường sẽ va vào vị trí của sắt trên tường rồi chảy ra ngoài. Tránh thấm nước giữa các nút thắt.

Chống thấm đối với tường nhà liền kề
Chống thấm đối với tường nhà liền kề

Chống thấm nước cho trần nhà.

Trần nhà cũng dễ bị dột, thấm nước và nhanh xuống cấp, nhất là đối với nhà mái bằng. Nguyên nhân chủ yếu là do thoát sàn hoặc hộp kỹ thuật bị hư hỏng. Hoặc sàn bậc đầu tiên (đặc biệt là sàn tắm hoặc sàn tượng) không được chống thấm.

Để khắc phục tình trạng thấm nước trần nhà, bạn cần thực hiện tốt những điểm sau:

+ Xử lý, làm sạch rong rêu giống như đối với chống thấm tường.

+ Dùng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm để trám các khe hở.

Sử dụng xi măng có độ kết dính và độ che phủ cao
Sử dụng xi măng có độ kết dính và độ che phủ cao

+ Tiếp theo sẽ phủ lớp chống thấm nhiều lần, hoặc có thể phủ gạch mới. Đối với nền nhà vệ sinh, hãy chú ý quét một lớp chống thấm khoảng 30cm lên tường. Bởi đây cũng là vị trí dễ bị thấm dột do tiếp xúc với lượng nước lớn. Sau đó trộn vữa xi măng và chất chống thấm lại với nhau. Trát lại chỗ tạo thành mái nghiêng, thu nước sàn rồi lát gạch lại như cũ.

Với những chia sẻ trên đây, bạn đã nắm được những nguyên nhân và một số phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Bạn có thể tham khảo một trong những phương pháp trên để ngăn chặn và xử lý dứt điểm tình trạng thấm dột tường tại nhà nhé.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Công trình Nội thất văn phòng KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG MIHICO.
Website: http://mihico.vn
Tel: 0836 989977
Địa chỉ: Kiệt 211 Phạm Văn Đồng, P. Vỹ Dạ, TP Huế